Kỹ thuật nuôi cá Bớp (cá Giò)

Cá Bớp tên tiếng anh là cobia phân bố ở vùng biển nhiệt đới, cận nhiệt đới và vùng nước ấm của biển ôn đới. Trong tự nhiên Cá Bớp sống ở vùng nước mặn hoặc vùng nước lợ ven biển, rạn san hô cho đến vùng biển khơi.
Cá Bớp thuộc loại cá dữ, ăn thịt động vật, thức ăn tự nhiên gồm cua, tôm, ốc và các loại cá con. Tốc độ sinh trưởng của cá nhanh, có thể đạt cỡ 4-6kg sau một năm nuôi. Mùa vụ sinh sản của cá giò ở miền Bắc từ tháng 4 đến tháng 7 hàng năm.
Do Cá Bớp có tốc độ sinh trưởng nhanh, giá thị trường tương đối cao nên được nuôi khá phổ biến ở nhiều tỉnh ven biển như Quảng Ninh , Hải Phòng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Huế, Phú Yên, Khánh Hòa, Vũng Tàu, Kiên Giang. Hình thức nuôi chủ yếu là nuôi lồng trên biển.

1. Nuôi cá bớp thương phẩm trong Lồng bè
Lồng nuôi

Có hai kiểu lồng nuôi phổ biến là: Lồng gỗ có kích thước từ 27-216 m3 thường được dùng nuôi ở vùng biển kín sóng gió, và lồng nhựa chịu lực HDPE hình tròn (thể tích từ 300 m3 trở lên) có khả nẳng nuôi được ở những vùng biển hở. Cỡ mắt lưới lồng dùng cho lồng nuôi cá thương phẩm tăng dần theo tăng trưởng của cá, từ 2a=3-7cm.
HÌNH ẢNH VỀ CÁ BỚP GIỐNG CHẤT LƯỢNG

Kích thước cá giống: cỡ giống thả lên đạt khối lượng trung bình 12g, chiều dài 10-12cm (70-75 ngày tuổi).Giống cá bớp chất lượng phải đều cỡ, khỏe mạnh , không xây xát và mang bệnh.· Mật độ thả: Cá Giò có tốc độ sinh trưởng nhanh, khi thu hoạch, cá thịt đạt trung bình 5kg/con nên mật độ thả nuôi ban đầu cần dừng ở mức 5-6 con/m3·
Thức ăn và chế độ ăn Cá tạp:Khi sử dụng cá tạp để cho cá Giò ăn cần phải dùng cá tươi. Ngày cho ăn 1 lần vào buổi sáng. Mỗi lần cho ăn đến no, khoảng 5-8% tổng khối lượng đàn cá nuôi. Hệ số thức ăn sử dụng cá tạp dao động từ 8-10kg cá tạp/1kg cá thịt.
Thức ăn công nghiệpSử dụng thức ăn công nghiệp chất lượng tốt để nuôi cá Giò thương phẩm mạng lại hiệu quả kinh tế cao hơn dùng thức ăn và giảm thiểu được ô nhiễm môi trường. Có các cỡ thưc ăn phù hợp theo tăng trưởng của cá : từ 2-16mm.
Khối lượng cá (g)/con Cỡ thức ăn công nghiệp (mm)
15-50 2
50-160 3
160-1.000 5
1.000-1.500 7
1.500-3.000 9
>3.000 16
Cho cá ăn ngày 2 lần, sáng và chiều,khẩu phần ăn từ 1,5-2% khối lượng cá/ngày. Hệ số thức ăn dao động từ 1,5-1,8 cho 1 kg tăng trọng.

Quản lý lồng nuôi
Trong quá trình nuôi cần theo dõi tình trạng sức khỏe và bệnh tật của cá để kịp thời xử lý. Cần định kỳ vệ sinh và thay lưới lồng 2-3 tháng/lần để đảm bảo thông thoáng cho lồng nuôi. Cần định kỳ kiểm tra các bộ phận lồng nuôi (phao, khung,dây neo, lưới…) và khi cần thì kịp thời bảo dưỡng hoặc thay thế để giảm thiểu rủi ro do hư hỏng lồng. Hàng tháng đo mẫu để xác định tăng trưởng của cá (chiều dài và khối lượng cá), qua đó xác định được khối lượng đàn cá trong lồng để điều chỉnh lượng thức ăn cho hợp lý.

Cỡ cá thu hoạch tốt nhất từ 5-10kg. Trong quá trình nuôi, khi cá đạt cỡ thương phẩm có thể thu tỉa để bán dần và nên thu hoạch và bán hết khi có đầu ra để quay vòng chu kỳ nuôi mới. Thị trường Cá bớp hiện được tiêu thụ ở các thành phố lớn trong nước và xuất khẩu quy mô nhỏ ra nước ngoài ở dạng cá sống (Quảng Ninh, Hải Phòng) hoặc được chế biến hay đông lạnh (Khánh Hòa, Vũng tàu). Và tiêu thụ nội địa cho mỗi chợ.

Trong thời gian gần đây, cá giò đã được nuôi phổ biến trong lồng bè ở vùng biển các địa phương Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An và Vũng Tàu. Chúng có tốc độ sinh trưởng nhanh, từ con giống cỡ 20 -25g/con sau 1 năm nuôi có thể đạt 4 – 5kg/con. Ðây là đối tượng có rất nhiều triển vọng đối với nghề nuôi biển ở nước ta. Hiện nay, hầu hết các lồng nuôi chỉ sử dụng con giống từ nguồn sinh sản nhân tạo vì sự khan hiếm con giống loài này ở tự nhiên. Chính vì vậy, nhu cầu con giống đang ngày càng gia tăng ở nhiều địa phương.

Từ năm 1997 – 1999 Viện Nghiên cứu Hải sản đã tiến hành nghiên cứu sinh sản cá giò và đã thành công, sản xuất được cá giò giống và biên soạn dự thảo quy trình sản xuất vào năm 2000 (Ðề tài nghiên cứu cấp Nhà nước). Từ năm 2001 đến nay, được sự tài trợ của Hợp phần SUMA và Dự án NORAD, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản I tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện quy trình tại các địa điểm Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An và đã thu được nhiều kết quả. Hiện nay, quy trình sản xuất giống cá giò đã ổn định và được đơn giản hoá để áp dụng rộng rãi, kể cả tại các cơ sở không có điều kiện đầu tư.

Nuôi vỗ: Cá bố mẹ được nuôi vỗ trong lồng lưới. Trong điều kiện nuôi vỗ, cá giò ở tuổi thứ 2 có thể thành thục tuyến sinh dục.

Sinh sản: Cho cá đẻ trong bể xi măng hoặc trong giai, ấp trứng và ương ấu trùng trong bể composite hoặc bể xi măng.

Trứng được đẻ trong bể xi măng, kể cả tiêm hoặc không tiêm hoocmôn, cá giò thường đẻ vào ban đêm, tập trung vào thời gian từ 21 – 24 giờ. Trứng được thu ngay sau khi đẻ, tách riêng và ấp ở nhiệt độ 28-30oC. Sau 24 – 28 giờ, trứng sẽ nở thành cá bột có chiều dài 4 – 4,2mm.

Thức ăn cho ấu trùng cá: ở ngày tuổi thứ 3, cá bắt đầu ăn sinh vật phù du cỡ nhỏ như luân trùng, ấu trùng hầu hà, nauplius của copepoda; tiếp đến là loại cỡ lớn như copepoda trưởng thành, artemia ấu trùng và trưởng thành, sau đó có thể luyện chúng ăn thức ăn hỗn hợp. Giải quyết thức ăn tươi sống cho ấu trùng cá: nuôi tảo thuần trên túi ni lông; nuôi luân trùng thâm canh trên bể nhỏ; gây nuôi sinh vật phù du trên ao đất vùng nước lợ. Vì vậy, việc áp dụng quy trình sản xuất giống cá giò đã dễ; dàng, thuận lợi và có điều kiện mở rộng.

Kết quả: Tỷ lệ cá giống tính từ khi nở cỡ 12-15cm đạt 4-5%, thời gian ương từ 50-60 ngày.

Ðịa chỉ liên hệ: Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản I Ðình Bảng-Từ Sơn – Bắc Ninh; Trạm Nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản Cát Bà.

Kỹ thuật nuôi cá bớp (cá giò)

Vị trí tốt cho việc nuôi lồng cá biển:

– Độ sâu phải bảo đảm đáy lồng cách đáy biển ít nhất 2-3m.

– Tránh nơi sóng to, gió lớn như sóng cao trên 2m và tốc độ dòng chảy 1m/giây vì có thể làm hư hỏng lồng, trôi thức ăn, làm cho cá hoạt động yếu gây chậm lớn và sinh bệnh.

– Cần tránh những nơi nước chảy quá yếu hay nước đứng mà có thể dẫn đến cá chết do thiếu oxy, thức ăn thừa, mùn bã cũng tích lũy ở đáy lồng gây ô nhiễm.

– Tốc độ chảy thích hợp từ 0,2-0,6m/giây.

– Đảm bảo hàm lượng oxy từ 4-6mg/lít, nhiệt độ 25-30 độ C, độ mặn từ 27-33 %o.

– Cần tránh xa những nơi gây ô nhiễm dầu, ô nhiễm chất thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt và tàu bè. Nơi có thể xảy ra hồng triều.

Trở ngại trong nuôi lồng cá biển:

Trong nuôi lồng cá biển, dù có nhiều ưu điểm, song, vẫn còn trở ngại trước mắt sau:

Bẩn lồng: Lồng nuôi cá bị dơ bẩn nặng trong quá trình nuôi là vấn đề khó có thể tránh khỏi, đặc biệt là ở các vùng nhiệt đới. Chua and Tend (1980) đã ghi nhận lại rằng, do sự gây dơ bẩn nhanh chóng của các sinh vật như hào, giun, rong, tảo … mà làm lồng có mắc lưới 37 mm ở eo biển Penang bị giảm lưu thông nước đến 60% sau 2 tuần ngâm trong nước và đến 87% sau 1 tháng. Lồng có mắc lưới 12,7 mm lưu thông nước giảm 93% sau 3 tuần hoạt động.

Nguồn giống: Hiện tại, nguồn giống cung cấp cho nghề nuôi cá lồng vẫn còn dựa chủ yếu vào khai thác tự nhiên. Tuy nhiên, sản lượng khai thác không thể đáp ứng được nhu cầu con giống để mở rộng sản xuất hơn. Hơn nữa do tỷ lệ con đực (cá mú) trong quần thể tự nhiên ít hơn 5%, việc thu gom cá đực cho nghiên cứu và sản xuất giống cũng bị hạn chế.

Thức ăn: Do việc nuôi cá lồng bị phụ thuộc vào nguồn thức ăn là cá tạp, khả năng cung cấp sẽ bị động và vì thế cho ăn không đều. Thức ăn là cá tạp không đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho cá nuôi, và cá tạp thối bẩn cũng dễ gây ra bệnh cho cá.

Chất lượng nước thay đổi: Việc nuôi cá lồng còn bị ảnh hưởng mạnh bởi sự thay đổi dòng chảy sóng gió, và các yếu tố khác như độ mặn, pH, độc tố do nhiễm bẩn, tảo nở hoa… Vì thế, trước khi nuôi, cần xem xét và chọn vị trí thích hợp.

Địch hại: Nhiều quan sát cho thấy rằng nuôi cá trong lồng có nhiều địch hại như rắn biển mực, cá dữ phá lồng hay vào lồng gây hại cho cá nuôi, chim cũng là địch hại nguy hiểm cho cá khi lồng không được bảo quản kỹ.

Bệnh cá: Cá biển nuôi lồng thường mắc một số bệnh ký sinh và vi khuẩn.

Các vấn đề cần lưu ý để đảm bảo sức khỏe cho cá trong nuôi lồng:

Chọn giống loài nuôi ít mẫn cảm với bệnh tật
Chọn vị trí cẩn thận
Cá giống khoẻ mạnh và kích cỡ hợp lý
Thường xuyên theo dõi, chăm sóc cá nuôi để chuẩn đoán tình trạng sức khoẻ cá
Mật độ nuôi vừa phải
Không cho cá ăn quá thừa cũng như quá thiếu
Thức ăn phải tươi, không có mầm bệnh
Loại bỏ cá chết ra khỏi lồng và hủy cá
Ngăn ngừa địch hại
Vệ sinh dụng cụ thường xuyên
Thao tác nhẹ nhàng khi đánh bắt cá
(Nguồn: ĐH Cần Thơ)

2. Nuôi cá bớp thương phẩm trong Ao

HÌNH ẢNH CÁ BỚP THƯƠNG PHẨM


Độ cao của đáy ao phải ở trên mực nước trung bình, có rãnh ở giữa ao rộng 2 m hướng về phía cửa cống…

Ao nuôi: Ao thường có diện tích nhỏ từ 0,1-1ha. Bờ ao phải có đăng chắn để phòng cá thoát đi và các loài ăn hại xâm nhập. Độ cao của đáy ao phải ở trên mực nước trung bình, có rãnh ở giữa ao rộng 2 m hướng về phía cửa cống, theo chiều dài ao để tiện việc tháo cạn nước và làm nơi trú ẩn cho cá vào những ngày nắng to. Đáy ao là đất thịt để các loài tảo ở đáy phát triển tốt và hố do cá đào không bị san bằng đi như trên đất cát.

Xử lý ao trước khi thả cá: Cá bớp ăn tảo ở đáy, vì vậy cần làm cho tảo phát triển tốt trước khi thả cá. Đối với ao mới đào bón 600kg phân chuồng/ha, có thể cho thêm cám gạo, cho nước biển có độ mặn thấp, giữ độ sâu 15 cm. Tảo silic và tảo lam sẽ phát triển ở đáy ao. Những loài ăn tảo ở đáy như ốc phải diệt trừ bằng Bayluscide 0,3ppm, Sumithion 0,3ppm hoặc Lebaycid 0,25ppm.

Thả giống: Mật độ thả 30.000 con/ha, tối đa là 50.000con/ha.

Quản lý ao: Thời kỳ đầu, nước ao giữ ở mức 15cm. Sau 45 ngày, khi cá đạt cỡ trên 5cm sẽ làm đáy ở nền tảo bị hư hại, bà con cần tháo cạn nước và phơi nắng 3-6 ngày. Sau đó bón phân bắc, cám gạo… Cho nước lợ vào ao, lớp tảo đáy lại được hình thành. Mực nước giảm xuống 2cm-7cm.

Nhiệt độ: Cá bớp sinh trưởng tốt nhất ở nhiệt độ trên 28oC. Chúng ngừng sinh trưởng khi nhiệt độ xuống dưới 14oC.

Thu hoạch: Dùng lờ tre chắn ở lối chính vào hố của cá để đơm cá. Cũng có thể dùng lưới vó chắn ở cửa lấy nước. Khi tháo nước vào ao, cá tập trung ngày trên vó, kéo lưới lên bắt cá.

Cá bớp nuôi từ 1-2 năm để đạt được quy cỡ thương phẩm tuỳ thuộc điều kiện ao và cách quản lý. Cỡ thương phẩm nhỏ nhất là 24 g, cỡ lớn nhất đạt 40 g, tỷ lệ sống 60%.

ST.