Quản lý vi sinh vật hiệu quả có thể là chìa khóa cho canh tác hiệu quả
Nghiên cứu mới cho thấy rằng nếu ngành nuôi trồng thủy sản có thể tận dụng các động lực của vi sinh vật trong các trang trại nuôi cá, các nhà sản xuất có thể thấy những cải thiện lớn về hiệu quả nuôi trồng.
Việc phát triển các chiến lược quản lý vi sinh vật hiệu quả để giảm sự bùng phát dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản thường bị cản trở bởi kiến thức hạn chế về vi sinh vật trong các trang trại nuôi tôm và cá. Nghiên cứu mới được công bố bởi Trung tâm Sinh thái vi sinh vật và Công nghệ (CMET, Đại học Ghent) phối hợp với INVE Aquaculture, Benchmark (BAN) cho thấy cơ hội để đạt được hiệu quả chăn nuôi thông qua một sự hiểu biết toàn diện về hệ vi sinh vật (microbiome).
Ông Peter De Schryver, Trưởng nhóm về Sức khỏe và Môi trường tại INVE (BAN) và đồng tác giả của nghiên cưu biết: “Trong nuôi trồng thủy sản, sự hiện diện của vi khuẩn trong nước nuôi ảnh hưởng đến chu trình dinh dưỡng, sự phân hủy chất thải chuyển hóa, tiêu hóa và sức khỏe của động vật. Vì vậy việc quản lý những vi khuẩn này là một công cụ quan trọng trong việc định hướng sức khỏe tổng thể của hệ thống”.
Một cộng đồng vi sinh vật hoạt động tốt trong nước là rất quan trọng, cũng như cần phải tránh để hệ vi sinh vật bị gián đoạn đột ngột (một quá trình được gọi là “rối loạn sinh học”). Bằng cách đánh giá chính xác vi khuẩn, nó cho phép các công ty bắt đầu theo dõi những thay đổi và liên kết điều này với tình trạng sức khỏe của vật nuôi. Trong tương lai, điều này cũng có thể cho phép các nhà sản xuất dự đoán khi nào sức khỏe vật nuôi của họ có thể bị tổn hại.
Công nghệ đầu tiên về loại hình này
Các nhà nghiên cứu tập trung vào nước nuôi tôm thẻ chân trắng (L. vannamei). Họ đánh giá thành phần và động lực của hệ vi sinh vật bằng cách sử dụng kết hợp các phương pháp phân tích tế bào dòng chảy mới và phân tử đã được thiết lập, cho phép đo lường và định lượng tất cả vi khuẩn, nhưng cả tảo và đôi khi thậm chí cả vi rút, tạo sự khác biệt này so với chẩn đoán thông thường tập trung vào một sinh vật đơn lẻ ở một khoảnh khắc duy nhất.
Tác giả chính Jasmine Heyse của Đại học Ghent nhận xét, “chúng tôi đã theo dõi sự đóng góp của vi sinh vật từ các nguồn bên ngoài, bao gồm các sản phẩm thức ăn tươi sống hoặc khô, vào nước nuôi. Đây là lần đầu tiên những đóng góp này được định lượng ”.
Nâng cao hiệu quả và hiệu lực của sản phẩm
Ruben Props, cũng thuộc Đại học Ghent nhận xét: “Việc áp dụng phương pháp đo tế bào dòng chảy mới này có nghĩa là chúng tôi có thể đánh giá chính xác những thay đổi trong vi sinh vật có liên quan đến việc sử dụng các sản phẩm. Tôi tin rằng điều này mở ra cơ hội mới cho các nhà cung cấp sản phẩm như INVE (Benchmark Advanced Nutrition) cũng như các nhà sản xuất tôm cá biết rằng sản phẩm họ đang sử dụng đang mang lại hiệu quả mong muốn”.
“Thông qua nghiên cứu học thuật của CMET cũng như công ty phụ trợ UGent sắp tới của chúng tôi là KYTOS, chúng tôi đang tiếp tục tạo ra các bộ dữ liệu lớn hơn cho phép chúng tôi xác định chính xác các dấu hiệu vi sinh xác định sự sống còn và sức khỏe của động vật. Đây sẽ là một bước thay đổi trong quản lý trang trại”, Ruben cho biết thêm.
Peter kết luận, sự hợp tác tuyệt vời giữa ngành nuôi trồng thủy sản và giới học thuật và cho thấy với những công cụ và kiến thức chính xác, chúng tôi có thể tạo ra những bước tiến dài trong việc cải thiện sức khỏe và hiệu quả của hệ thống nuôi trồng thủy sản.
Trích nguồn (mard.gov.vn)